Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử Xã Thượng Ninh - Huyện Như Xuân - Tỉnh Thanh Hoá.                     Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới !                    Chuyển đổi số phải lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển !                   Phát triển Kinh tế - Xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển Văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm Quốc phòng, An ninh là trọng yếu, thường xuyên ! 


Phòng, chống pháo nổ dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024

Đăng lúc: 14:05:14 05/01/2024 (GMT+7)
100%
Print

Trước đây, vào mỗi dịp Tết các gia đình ở Việt Nam đều đốt pháp để chào đón năm mới. Trong những năm qua, việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT-ATXH; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; phòng chống bạo lực gia đình có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022, quy định tại Điều 11. Điểm a, i Khoản 3 về xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm.

 phao1.jpg
Ảnh minh họa (nguồn Internet)

1. Tác hại của sử dụng pháo nổ, ảnh hưởng trực tiếp đến người như:
– Tàn phá gây kích thích đường hô hấp
Nguyên liệu để làm pháo là thuốc nổ có thành phần chủ yếu là lưu huỳnh, bột than, muối nitrat (kali nitrat) hoặc kali clorat. Khi đốt pháo, ngoài các tiếng nổ đùng đoàng, tạch tạch, cùng ánh sáng nhiều màu, nhiều vẻ của pháo hoa còn có các đám bụi khói. Trong đó lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit là những chất có tính ăn mòn, tính axit và tính oxy hoá – khử rất mạnh. Chính các chất khí này khi hoà tan vào nước mưa sẽ tạo nên các đám mưa axit. Khi đốt quá nhiều pháo nổ mà gặp lúc không có gió, áp suất khí quyển thấp thì không có cách nào làm chobay tản đi nơi khác, sẽkích thích mạnh đường hô hấp khiến người ta ho, viêm phế quản.
– Pháo chứa thành phần gây dị ứng, mẩn ngứa

Pháo có rất nhiều loại trong đó có những loại pháo ép dạng đồ chơi nguy hiểm có chứa hóa chất độc hại. Pháo đồ chơi này có dạng túi nilon nhỏ, bên ngoài có vẽ nhiều hình thù khác nhau, màu sắc hấp dẫn. Bên trong có chứa một loại chất bột màu trắng và 1 túi nhỏ hơn chứa chất lỏng màu hồng. Sau khi có tác động ngoại lực sẽ phát tiếng nổ làm cả 2 túi chất lỏng bị vỡ và gây mùi hôi khó chịu. Không ít trẻ em khi mua loại pháo đồ chơi này về dẫm bẹp, phát tiếng nổ đã bị dị ứng với hóa chất nói trên và mẩn ngứa khắp người.
– Viêm cuống phổi do hít phải tàn kim loại có trong pháo

Bụi khói pháo tuỳ thuộc thành phần phối chế thuốc pháo mà có thể khác nhau. Một lượng lớn khí lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit, cacbon đioxit, cacbon monoxit là những khí có hại cho sức khoẻ con người và bụi của các oxit kim loại. Khi đốt quá nhiều pháo nổ mà gặp lúc không có gió, áp suất khí quyển thấp thì không có cách nào làm cho bay tản đi nơi khác, sẽ kích thích mạnh đường hô hấp khiến người ta ho, viêm phế quản. Bên cạnh đó, tàn pháo có khả năng gây thắt khí quản. Vì thế mà bệnh hen suyễn có thể trở nên trầm trọng hơn nếu người ta hít phải kim loại này.
– Dễ gây sát thương

Khi làm pháo, khi vận chuyển, khi đốt, trong một số bước tiến hành nếu có sơ suất có thể làm nổ một lượng lớn thuốc pháo hoặc pháo thành phẩm, có thể gây thương vong lớn.
Ngoài ra khi đốt pháo, tiếng nổ đinh tai cũng gây tiếng ồn lớn, góp phần gây ô nhiễm âm thanh ở các thành phố. Khi đốt pháo bất ngờ có thể làm cho trẻ em, khách bộ hành kinh hoàng, gây tác động có hại cho trật tự công cộng.

Chính vì những tác hại này mà việc sản xuất, quản lý và sử dụng pháo ở nước ta đã bị hạn chế rất nhiều. Hiện nay, căn cứ theo
Nghị định 137/2020/NĐ-CPthì ngoài pháo hoa được sử dụng trong một số trường hợp thì những loại pháo nổ, thuốc pháo khác người dân không được sử dụng.
2. Hành vi bị nghiêm cấm về quản lý, sử dụng pháo
Cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
Cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
Cấm mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
Cấm lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khoẻ, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cấm trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu huỷ pháo không đảm bảo an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
Cấm chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm đồ, làm giả, sửa chữa, tẩy xoá các loại giấy phép về pháo.
Cấm giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức và cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
Cấm hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
Cấm cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.
3. Lưu ý khi mua và sử dụng pháo hoa dịp tết nguyên đán như sau:
- ĐỐI VỚI NGƯỜI BÁN
: Theo quy định tại Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo (cụ thể tại Điều 14) thì việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh đối với Pháo hoa chỉ được thực hiện bởi tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đã được cấp phép.
- KHI CÓ Ý ĐỊNH MUA PHÁO HOA
: tại Khoản 2, Điều 17, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP đã nêu “Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa”.
**** Khuyến cáo nhân dân về việc sử dụng pháo hoa: 
(1)Phân biệt rõ pháo hoa( được phép sử dụng) và pháo hoa nổ (không được phép sử dụng); (2) Khi có nhu cầu mua phải mua tại các điểm bán được nhà nước cấp phép, sau khi mua nộp lại hoá đơn, chứng từ mua cho công an nơi cư trú và dự định sử dụng để quản lý. Chỉ người mua có tên trong hoá đơn và gia đình được sử dụng, nghiêm cấm mua và bán lại, cho tặng. Hiện tại chỉ có Công ty TNHH MTV Hóa chất Z21 ( thuộc Bộ Quốc phòng ) được phép kinh doanh pháo hoa.

Một số cá nhân lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để bán các loại pháo hoa, pháo hoa nổ trái phép sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Do đó, mỗi chúng ta hãy là người tiêu dùng thông minh.

Trong những năm gần đây trên địa bàn xã, đã không còn tình trạng đốt pháo tràn lan, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của toàn thể bộ máy chính trị, ra quân đấu tranh với các loại tội phạm vi phạm về pháo dịp trước, trong và sau tết Nguyên Đán. Thời gian vừa qua, lực lượng cán bộ chiến sỹ công an xã, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của ngành Công an đã tích cực đấu tranh, ngăn chặn các hành vi sản xuất, sử dụng, mua bán, vận chuyển, tàng trữ pháo trái phép.


Bùi Hồng Kính - vhtt


Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289