Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử Xã Thượng Ninh - Huyện Như Xuân - Tỉnh Thanh Hoá.                     Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới !                    Chuyển đổi số phải lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển !                   Phát triển Kinh tế - Xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển Văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm Quốc phòng, An ninh là trọng yếu, thường xuyên ! 


Tuyên truyền Luật an toàn thực phẩm - Thượng Ninh

Đăng lúc: 00:00:00 24/01/2022 (GMT+7)
100%
Print

An toàn vệ sinh thực phẩm là đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe và tính mạng của con người. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm. UBND xã Thượng Ninh, trích dẫn tuyên truyền một số Chương, Điều của Luật an toàn thực phẩm.

             mam-co-tet-doan-ngo2-min.jpg
Ảnh nguồn Internet
           Điều 5: Những hành vi cấm
1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.
2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất sứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.
3. sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hoá chất không rõ nguồn gốc, hoá chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không dõ nguyên nhân, bị tiêu huỷ để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5. Sản xuất, kinh doanh:
a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm bị biến chất;
d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiếm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép.
đ) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm.
e) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu.
g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh.
h) Thực phẩm chưa được đăng ký ban công bố hợp quy tại cơ qụan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy.
i) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất sứ hoặc quá thời hạn sử dụng.
6. sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm.
7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm, thực phẩm.
8. Che dấu, làm sai lệch, xoá bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hanh vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm.
10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn với người tiêu dùng.
12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.
13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.
Điều 6. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì theo tính chất mức độ vi phạm mà sử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo qui định pháp luật.
2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luạt về an toàn thực phẩm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo qui định pháp luật.
3. Mức phạt tiền đối với người vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ; Trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ htể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại điều này.
Chương II: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm
1. Tổ chức cá nhân sản xuất thực phẩm có các quyền sau đây.
a) Quyết định công bố các tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp; quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để đảm bảo an toàn thực phẩm;
b) Yêu cầu tổ chức cá nhân kinh doanh thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
c) Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy.
d) Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật.
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
e) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất;
b) Tuân thủ quy dịnh Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng mà thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng;
c) Thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn, bao bì, trong tài liệu kèm theo thực phảm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá;
d) Thiết lập quy trình tự kiểm tra trong quá trình sản xuất thực phẩm;
đ) Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, cảnh báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm, cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thực thẩm;
e) Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện thực phẩm không an toàn hoặc không phù hợp tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
g) Lưu giữ hồ sơ, mẫu thực phẩm các thông tin cần thiết theo quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại điều 54 của Luật này.
h) Thu hồi, xử lý thực phẩm quá hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn, trong trường hợp xử lý bằng hình thức tiêu huỷ thì việc tiêu huỷ thực phẩm phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường quy định khác của pháp luật có liên quan phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ đó;
i) Tuân thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại điều 48 của luật này.
l) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm không an toàn do mình sản xuất gây ra.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền hạn sau đây.
a) Quuyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn.
c) Lựa chon cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu.
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định cuẩ pháp luật.
2.Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có nghĩa vụ sau đây.
a) Tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh.
b) Kiểm tra nguồn gốc, xuất sứ thực phẩm nhãn thực phẩm thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển lưu giữ bảo quản và sử dụng thực phẩm.
c) Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm không báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm.
d) Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất nhập khẩu.
đ) Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức cá nhân sản xuất nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không đảm bảo an toàn.
e) Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra.
g) Hợp tác với tổ chức cá nhân sản xuất nhập khẩu cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn.
h) Tuân thủ quy định của pháp luật quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
k) Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại điều 48 của Luật này.
l) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm an toàn do mình kinh doanh gây ra.
Chương III: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
Điều 10: Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật dư lượng htuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khoẻ tính mạng con người.
2. Tuỳ từng loại thực phẩm ngoài các quy định tại khoản 1 điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây;
a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất kinh doanh thực phẩm.
b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm.
c) Quy định về an toàn thực phẩm.
Điều 11: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại điều 10 của luật này.
2. Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định tại điều 54 của luật này.
3. Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của phấp luật về thú y.
Điều 12: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại điều 10 của luật này.
2. Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con ngươì.
3. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trứơc khi lưu thông trên thị trường.
Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký bản công bố hợp quy và thời hạn của bản đăng ký công bố hợp quy đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn.
Điều 13: Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại điều 10 của luật này.
2. Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tinh vốn có của nó, các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ tính mạng con người.
3. Chỉ được tăng vi cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng, chất vi lượng vào thực phẩm với hàm lượng bảo đảm không gây sức khỏe, tính mạng con người và thuộc danh mục theo quy định của Bộ trưởng Bộ y tế.
Điều 14: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại điều 10 của luật này.
2. Có thông tin tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
3. thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.
4. Bộ trưởng Bộ y tế quy định cụ thể về quản lý thực phẩm chức năng.
Điều 15: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại điều 10 của luật này.
2. Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn đối với sức khoẻ con người và môi trường theo quy định của chính phủ.
3. Tuân thủ quy định về liều lượng chiếu xạ.
4. Bộ trưởng Bộ y tế, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triểu nông thôn, Bộ trưởng Bộ công thương ban hành danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ và liều lượng được phép chiếu xạ đối với thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Điều 17: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
2. Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm.
3. Thuộc danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ y tế quy định.
4. Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký bản công bố hợp quy và thời hạn của bản công bố hợp quy đối với phụ gia sản phẩm chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
Điều 18: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
1. Sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn bảo đảm không thỗi nhiễm các chất độc hại mùi lạ vào thực phẩm bảo đảm chất lượng thực phẩm trong hạn sủ dụng.
2. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng cụ vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành.
3. Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký bản công bố hợp quy và thời hạn của bản đăng ký công bố hợp quy đối với dụng cụ vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm.
Điều 31: Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường
1. Phải cách biệt nguồn gốc gây độc hại nguồn gây ô nhiễm.
2. Phải được bày bán trên bàn, giá kệ, phương tiênh bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.
Điều 32: Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu dụng cụ thức ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố
1. Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõi ràng.
2. Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh.
3. bao gói các vât liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiêm và thực phẩm.
4. Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.
5. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
6. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Điều 33: Trách nhiệm quản lý kinh doanh thức ăn đường phố.
1. Bộ trưởng Bộ y tế quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn.
Chương VII: Quảng cáo ghi nhãn thực phẩm.
1. Việc quảng cáo thực phẩm do tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
2. Trước khi đăng ký quảng cáo tổ chức cá nhân có thực phẩm cần quảng cáo phải gửi hồ sơ tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xác nhận nôị dung quảng cáo.
3. Người phát hành quảng cáo người kinh doanh dịch vụ quảng cáo tổ chức cá nhân có thực phẩm quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được thẩm định nội dung và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận.
Bộ trưởng Bộ y tế, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng bộ công thương quy định cụ thể loại thực phẩm phải đăng ký quảng cáo, thẩm quyền trình tự thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Điều 44: Ghi nhãn thực phẩm
1.Tổ chức cá nhân sản xuất nhập khẩu thực phẩm phụ gia thực phẩm chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại việt nam phải thực hiện ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá.
Đối với thực phẩm thể hiện trên nhãn thì tuỳ theo loại sản phẩm được ghi là "hạn sử dụng". "sử dụng đến ngày" hoặc "sử dung tốt nhất trước ngày"
2. Đối với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm thực phẩm đã qua chiếu xạ thực phẩm biến đổi gen, ngoài các quy định tại khoản 1 điều này còn phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Đối với thực phẩm chức năng phải ghi cụm từ " thực phẩm chức năng" và không được thể hiện dưới mọi hình thức nào về tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
b) Đối với phụ gia thực phẩm thì phải ghi cụm từ" phụ gia thực phẩm" và các thông tin về phạm vi liều lượng cách sử dụng.
c) Đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ phải ghi cụm từ " thực phẩm đã qua chiếu xạ"
d) Đối với một số thực phẩm biến đổi gen phải ghi cụm từ " thực phẩm biến đổi gen"
3. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, chính phủ quy định cụ thể về ghi nhãn thực phẩm, thời hạn sử dụng thực phẩm quy định cụ thể thực phẩm biến đổi gen phải ghi nhãn mức tỷ lệ thành phần thực phẩm có gen biến đổi phải ghi nhãn.


vhtt-Bùi Hồng Kính

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289