Tìm hiểu về Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Nhằm giáo dục và tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến từng cá nhân và hộ gia đình đặc biệt là Luật phòng, chống bạo lực gia đình. UBND xã Thượng Ninh gửi đến bạn đọc những thông tin cơ bản, tìm hiểu về Luật phòng chống bạo lực gia đình
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Những hành vi nào được coi là hành vi bạo lực gia đình:
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực pháp luật ngày 01/7/2008. Theo quy định tại khoản 2 Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Các hành vi được coi là hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
- Hành hạ, ngược đói, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viờn gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì cần báo cho cơ quan nào:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, thì: Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp nhân viên y tế, nhân viên tư vấn khi thực hiện nhiệm vụ của mình phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Những cơ sở có thể trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, thì có 05 cơ sở có thể trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Cơ sở bảo trợ xã hội;
- Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
- Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
Người có hành vi bạo lực gia đình phải có nghĩa vụ như thế nào:
Theo quy định tại Điều 4, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, thì người có hành vi bạo lực gia đình phải có nghĩa vụ:
- Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
- Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
- Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yờu cầu và theo quy định của pháp luật.
Những hành vi bạo lực gia đình nào bị nghiêm cấm:
Điều 8, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định các hành vi bạo lực gia đình bị nghiêm cấm bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở;
- Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình;
- Sử dụng, truyền bỏ thụng tin, hình ảnh, õm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình;
- Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình;
- Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
- Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.
- Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, thì các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:
- Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
- Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;
- Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
- Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân.
Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào:
Khoản 1, khoản 2 Điều 43 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp cỏn bộ, cụng chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.
Những trường hợp nào được áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng:
Điều 43 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng được áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đó được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Người có hành vi bạo lực gia đình đó bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; đối với người dưới 18 tuổi thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
vhtt-Bùi Hồng Kính
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí
- Danh sách thôn đủ điều kiện đề nghị xét tặng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa” năm 2024
- Đoàn công tác của huyện ủy Như Xuân về thăm và làm việc tại xã Thượng Ninh
- Quy định mới về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn
- Lễ phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” và Khai giảng TTHTCĐ năm học 2024 - 2025
- xã Thượng Ninh tổ chức vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại gây ra do bão số 3 năm 2024
- Tuyên truyền cuộc thi “Thiết kế sản phẩm gốm chăm làm quà tặng của tỉnh Ninh Thuận”.
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc sử dụng cờ Đảng, cờ Tổ quốc và hình bản đồ Việt Nam
- Khai mạc giải bóng đá Thiếu niên xã Thượng Ninh hè năm 2024
- DỊ TẬT BẨM SINH Ở TRẺ VÀ SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH, SƠ SINH
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289